Đăng kí hộ kinh doanh ở đâu khi không còn UBND huyện?

Thứ 4 , 23/07/2025, 11:25


Từ ngày 1/7/2025, chính quyền cấp huyện sẽ chính thức chấm dứt hoạt động, thay vào đó là mô hình chính quyền hai cấp – vậy khi không còn UBND cấp huyện thì người dân phải đến đâu để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trong khi đây là mô hình kinh doanh khá phổ biến ở nước ta? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể về thẩm quyền giải quyết hồ sơ cũng như hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ.

1. Đăng ký hộ kinh doanh là gì?

    Hộ kinh doanh hay hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam và phần lớn được áp dụng với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ bởi cách thức vận hành có phần đơn giản hơn so với các mô hình kinh doanh khác.

     Theo Nghị định 168/2025/Đ-CP, đăng ký hộ kinh doanh là việc người thành lập hộ kinh doanh đăng ký nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của hộ kinh doanh dự kiến thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký khác theo quy định. 

     Như vậy, đăng ký kinh doanh bao gồm đăng ký thành lập mới và đăng ký thay đổi đối với hộ kinh doanh đã được thành lập.

     Từ 1/7/2025, tại nước ta chính thức chấm dứt hoạt động của chính quyền cấp huyện chuyển sang vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, không còn chính quyền cấp huyện. Vậy thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thực hiện tại đâu khi không còn chính quyền cấp huyện?

Đăng kí hộ kinh doanh ở đâu khi không còn UBND huyện?

2. Đăng kí hộ kinh doanh ở đâu khi không còn UBND huyện?

     Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 168/2025/NĐ-CP, tương ứng với tổ chức hệ thống chính quyền hai cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cũng được tổ chức theo mô hình hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Trong đó:

  • Ở cấp tỉnh là: Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ban quản lý khu công nghệ cao cấp đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có địa chỉ đặt trong khu công nghệ cao;
  • Ở cấp xã là: Phòng Kinh tế (đối với xã, đặc khu) hoặc Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị (đối với phường và đặc khu Phú Quốc) thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã

     Vậy hồ sơ thành lập hộ kinh doanh được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hay cấp xã?

     Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định:

Điều 22. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xã

1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.

......

     Và nội dung này cũng được quy định tại Điều 33 Nghị định 125/2025/NĐ-CP về nhiệm vụ, thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh:

Điều 33. Nhiệm vụ, thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh

1. Nhiệm vụ, thẩm quyền đăng ký hộ kinh doanh của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện) được quy định tại các Điều 82, 83, 85, 87, 89, 90, 91, 92, 93 và 94 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp do cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức hành chính được Ủy ban nhân dân cấp xã giao thực hiện (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xã).

....

     Do đó, căn cứ các quy định nêu trên, kể từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh sẽ có sự thay đổi đó là chuyển giao từ Phòng Tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sang Phòng kinh tế hoặc Phòng kinh tế, hạ tầng, đô thị thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Người dân có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh sẽ liên hệ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh để được hướng dẫn và nộp hồ sơ.

>>> Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể;

>>> Quy định của pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh theo quy trình dự phòng;

3. Có mấy hình thức nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh?

     Điều 94 Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định:

Điều 94. Phương thức đăng ký hộ kinh doanh

Chủ hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền đăng ký hộ kinh doanh với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xã theo một trong các phương thức sau đây:

1. Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xã.

2. Đăng ký qua dịch vụ bưu chính.

3. Đăng ký qua mạng thông tin điện tử.

     Theo đó, người đăng ký hộ kinh doanh căn cứ tình hình thực tế để lựa chọn một trong ba hình thức nộp hồ sơ phù hợp: đăng ký trực tiếp, đăng ký qua dịch vụ bưu chính hoặc đăng ký qua mạng.

Đăng kí hộ kinh doanh ở đâu khi không còn UBND huyện?

4. Hỏi đáp về Đăng kí hộ kinh doanh ở đâu khi không còn UBND huyện?

Câu hỏi 1: Có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh được không?

    Theo quy định của pháp luật, cá nhân được phép ủy quyền cho người khác thay mặt nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

Câu hỏi 2: Thành lập hộ kinh doanh ở nơi khác địa chỉ thường trú được không?

     Cá nhân có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh tại địa chỉ khác mà không bắt buộc là địa chỉ nơi đăng ký thường trú.

     Bài viết tham khảo:

     Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề Đăng kí hộ kinh doanh ở đâu khi không còn UBND huyện?, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 1900 6178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178