Mẫu giấy chứng nhận căn cước theo Luật căn cước 2023

Thứ 6 , 09/05/2025, 17:30


Mẫu Giấy chứng nhận căn cước là loại giấy tờ được thiết kế và cấp theo quy định tại Thông tư 16/2024/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch. Vậy giấy chứng nhận căn cước thể hiện những thông tin gì?

1. Giấy chứng nhận căn cước là gì?

     Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định.

     Để được cấp giấy chứng nhận căn cước, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch phải sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

     Vậy mẫu giấy chứng nhận căn cước có khác gì so với mẫu thẻ căn cước cấp cho người Việt Nam không?

>>> Giấy chứng nhận căn cước là gì? Ai được cấp giấy chứng nhận căn cước?

Mẫu giấy chứng nhận căn cước

2. Hình thức giấy chứng nhận căn cước

     Mẫu giấy chứng nhận căn cước được quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2024/TT-BCA.

Trong đó:

2.1 Hình dáng, kích thước, chất liệu giấy chứng nhận căn cước

  • Giấy chứng nhận căn cước hình chữ nhật, chiều rộng 74mm, chiều dài 105mm.
  • Giấy chứng nhận căn cước được sản xuất bằng chất liệu giấy.

2.2 Họa tiết in trên giấy chứng nhận căn cước

     Giấy chứng nhận căn cước gồm hai mặt, được in trên nền hoa văn truyền thống Việt Nam.

  • Mặt trước sử dụng nền in hình bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng và các họa tiết dân tộc.
  • Mặt sau tiếp tục dùng hình ảnh trống đồng và họa tiết trang trí truyền thống.

2.3 Hình ảnh và thông số kỹ thuật

     Một số thành phần được in trực tiếp màu trên giấy gồm:

  • Quốc huy Việt Nam: đường kính 13mm, đặt ở góc trên bên trái.
  • Ảnh chân dung của người được cấp: kích thước 20x30mm, đặt ở bên phải.
  • Mã QR: kích thước 18x18mm, thường nằm dưới ảnh chân dung.
  • Vân tay:
    • Ngón trỏ trái: kích thước 22x25mm.
    • Ngón trỏ phải: kích thước 22x25mm.

2.4 Màu sắc các thông tin trên giấy chứng nhận căn cước

     Các thông tin trên giấy chứng nhận căn cước được thể hiện bằng ba màu sắc: màu xanh tím, màu đỏ và màu đen

  • Màu xanh tím đối với dòng chữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Tình trạng hôn nhân; Nơi ở hiện tại; Thời hạn sử dụng đến; Ngón trỏ trái; Ngón trỏ phải; Họ, chữ đệm và tên cha; Họ, chữ đệm và tên mẹ; Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng); Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ; Ngày, tháng, năm và các dòng chữ Quốc tịch;
  • Màu đỏ đối với: Dòng chữ CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp giấy chứng nhận căn cước;
  • Màu đen đối với: Thông tin về số định danh cá nhân; thông tin của người được cấp giấy chứng nhận căn cước; thông tin về thời hạn sử dụng đến; thông tin của cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ; thông tin về ngày, tháng, năm và thông tin của cơ quan cấp giấy chứng nhận căn cước.

>>> Địa chỉ làm căn cước tại Hà Nội khi giải thể công an cấp huyện

>>> Đổi sang CCCD mới có phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội không?

3. Nội dung thông tin trên giấy chứng nhận căn cước

3.1 Thông tin trên mặt trước giấy chứng nhận

     Được thể hiện từ trái qua phải, từ trên xuống dưới bao gồm:

  • Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC;
  • Ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước;
  • Mã QR; 
  • Số định danh cá nhân; 
  • Họ, chữ đệm và tên; 
  • Ngày, tháng, năm sinh; 
  • Giới tính; 
  • Nơi sinh; 
  • Quê quán; 
  • Dân tộc; 
  • Tôn giáo; 
  • Tình trạng hôn nhân; 
  • Nơi ở hiện tại; 
  • Thời hạn sử dụng đến.

3.2 Mặt sau giấy chứng nhận bao gồm các thông tin sau

     Thông tin được thể hiện từ trên xuống dưới, từ trái qua phải bao gồm

  • Vân tay ngón trỏ trái;
  • vân tay ngón trỏ phải; 
  • Họ, chữ đệm và tên cha, Quốc tịch; 
  • Họ, chữ đệm và tên mẹ, Quốc tịch; 
  • Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng)Quốc tịch; 
  • Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ, Quốc tịch; 
  • Ngày, tháng, năm.

Mẫu giấy chứng nhận căn cước

4. Hỏi đáp về "mẫu giấy chứng nhận căn cước":

Câu hỏi 1: Giấy chứng nhận căn cước có cấp cho người Việt Nam được không?

     Người Việt Nam không thuộc diện được cấp giấy chứng nhận căn cước mà chỉ cấp thẻ căn cước.

Câu hỏi 2: Giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm?

     Giấy chứng nhận căn cước có thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày cấp.

     Bài viết liên quan:

     Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến “Giấy chứng nhận căn cước là gì”, quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với số điện thoại 19006178 để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ hiệu quả nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Luật sư gọi luôn cho bạn
×

Gửi số điện thoại của bạn để luật sư tư vấn

  • Số ĐT của bạn *
  • Chọn gói dịch vụ *

Gửi yêu cầu tư vấn

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT TOÀN QUỐC

463 Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 1900 6178

Email: lienhe@luattoanquoc.com

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178